Những bí mật thú vị về túi khí trên xe ô tô ít người biết
Giai đoạn cuối cùng của túi khí sau khi bị bung là xẹp hơi, quá trình này cũng diễn ra ngay sau khi quá trình bơm phồng hoàn thành. Lượng khí
Túi khí xe ô tô không còn xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết rõ về các nguyên lý hoạt động cũng như lịch sử ra đời của nó.
Túi khí lần đầu tiên xuất hiện trên xe hơi vào những năm 1990 có tác dụng giảm thiểu các chấn thương do va chạm giao thông gây ra. Ban đầu, mỗi chiếc xe hơi chỉ trang bị 2 túi khí, đến nay có những chiếc xe ô tô được trang bị tới 14 túi khí. Công nghệ đã giúp những chiếc túi khí hiện nay cũng đã có nhiều cải tiến vô cùng hiện đại để bảo vệ người ngồi trong xe ở mức tối đa.
Túi khí hoạt động dựa trên nguyên lý lực tác động vào cảm biến va chạm được đặt phía đầu hay thân xe, làm bung túi khí và chỉ sử dụng được duy nhất một lần trên xe hơi. Một khi túi khí đã bung ra, người sử dụng bắt buộc thay thế túi khí khác.
Ban đầu, các túi khí được làm từ túi nilon dày, bơm không khí và cảm biến điện cơ học. Khi xảy ra va chạm, cảm biến va chạm ở phía đầu xe ô tô sẽ đóng mạch điện, làm bơm đẩy không khí vào trong túi khí với áp suất cao, bung túi khí giúp người ngồi trên xe ô tô không bị va trực tiếp vào vô lăng hay các chi tiết cứng trên bảng nội thất gây chấn thương nặng.
Đến năm 2006, hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ đã thống nhất quy định bắt buộc trang bị tối thiểu 4-8 túi khí trên xe. Công nghệ vật liệu túi khí cũng được thay đổi từ sợi nylon sang sợi composite tổng hợp dai và bền hơn sợi nilon gấp 20 lần, đồng thời êm hơn 40% trong va chạm. Ngay cả nguyên lý, cũng như cách thức túi khí hoạt động được thay đổi hoàn toàn thay vì chỉ bơm khí vào.
Với các xe hơi hiện đại gần đây còn được trang bị thêm cảm biến va chạm chéo, cảm biến gia tốc, cảm biến tốc độ, cảm biến áp lực, cảm biến áp suất sườn và hông xe, các cảm biến vị trí ghế ngồi cũng như cảm biến lực bung của túi khí sẽ giúp bảo vệ người ngồi trong xeô tô an toàn trong mọi tình huống va chạm từ mọi hướng, bao gồm cả việc lật xe.
Tất cả cảm biến đều được truyền tín hiệu về ECU và chính bộ ECU trung tâm có nhiệm vụ điều khiển túi khí sao cho thương tích là tối thiểu nhất cho người ngồi trong xe.
Mỗi một túi khí khi được kích hoạt từ ECU trong tình huống va chạm sẽ được kết hợp với một “thiết bị phóng” do hệ thống điện tử cài đặt sẵn điều khiển nằm trong một lớp hỗn hợp gồm: Natri, Kali Nitrate dễ cháy. Khi được kích hoạt bộ điều khiển đó sẽ làm cháy các hợp chất trên, việc đốt cháy sẽ tạo ra các phản ứng hoá học, chuyển hoá hợp chất thành khí Natri, khí Hydro, Oxy lấp đầy phần túi khí.
Lượng khí gas lớn được nén trong thể tích nhỏ buộc túi khí bị bung ra khỏi vô-lăng hay các vị trí lắp đặt khác với vận tốc lên đến 320 km/h, toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian cực ngắn là 0,04 giây. Tốc độ này nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ chớp mắt trung bình của con người.
Giai đoạn cuối cùng của túi khí sau khi bị bung là xẹp hơi, quá trình này cũng diễn ra ngay sau khi quá trình bơm phồng hoàn thành. Lượng khí ga được thoát ra ngoài thông qua các lỗ thông hơi trên bề mặt túi khí, điều này giúp cho người bị tai nạn tránh được các chấn thương từ các tác động lớn. Một hiệu ứng khác của việc xẹp túi khí là xuất hiện các hạt bụi đó chủ yếu là bột ngô và bột tan có tác dụng làm bôi trơn túi khí. Tuy nhiên với công nghệ hóa chất hiện đại thì những nguyên liệu bôi trơn túi khí này đã được thay thế bằng vật liệu dạng gel thân thiện với môi trường, đồng thời không gây kích ứng với người sử dụng.
Ngày nay với công nghệ hiện đại, xe ô tô loại sang còn được trang bị túi khí đầu gối cho người lái và người ngồi trước hay túi khí tựa ghế cho người ngồi sau và túi khí trần trong trường hợp bị lật xe. Cá biệt một số dòng xe ô tô còn có cả túi khí cản trước và túi khí kính chắn gió, nhằm bảo vệ người bị đâm khỏi những chấn thương nghiêm trọng.
Leave a Reply